18 tuổi, xách ba lô nước mắt ngắn, nước mắt dài tôi từ biệt ba má leo lên chuyến xe đò vào Nam. Tôi chào tạm biệt quê hương, mảnh đất miền Trung đầy nắng, đầy gió cát, đầy mưa. Tạm biệt nơi có bóng ba tôi, má tôi, người thân tôi. Những người tôi đã gặp, những người tôi chưa từng biết, họ vẫn ở đó sớm hôm tần tảo, lam lũ với nắng với mưa, với sự khắt nghiệt của trời đất.
Mang theo ước mơ của ba “Ráng học lấy tấm bằng rồi đi làm có địa vị với người ta, chứ theo mãi cái nghề nông quê mình biết khi nào mới ngóc đầu lên nỗi với thiên hạ”. Có những lúc thấy chông chênh trước Sài Gòn đất chật người đông, rồi tự nhủ lòng phải biết vượt qua như bao người con của dãi đất miền Trung, nắng mưa chẳng ngại mà vươn lên trong khó khăn cuộc sống.
Cái đời sinh viên ngày nào cũng chỉ việc lên giảng đường nghe giảng, vào thư viện tìm tài liệu, tối về cũng chẳng làm gì. Nhiều khi ngồi ban công kí túc xá nhìn người xe qua lại rùi đâm nghĩ vẫn vơ (khi người ta rảnh rỗi dễ dẫn đến những suy nghĩ không tích cực). Thế là tôi quyết định đi làm thêm.
Tôi xin phục vụ một quán nướng gia đình nhỏ. Chạy quần quật suốt buổi thế là cũng giết được khoảng thời gian từ 17pm- 23pm. Khách của quán có cả người Tây, Tàu, ta, nhiều khi trò chuyện thấy mình lớn hơn nhờ kinh nghiệm, tập quán, sự hiểu biết của họ chia sẽ. Chả trách tôi đã nghe câu “ Phục vụ là ăn mày của kiến thức” ở đâu đó. Nó đúng quá đỗi, đúng đến nỗi đáng nhẻ phải tự hào, vậy mà vẫn thấy chạnh lòng. Nhìn gia đình người ta vui vẻ quay quần bên cái bếp nướng dùng bữa tối. Người ba gắp miếng bò nướng phô mai đưa vào chán cho đứa con gái, bàn tay người mẹ lau miệng cho cậu con trai. Sao chẳng chạnh lòng mà nghĩ đến mâm cơm ngày còn ở quê, có ba, có má, có chị, có em? Mong một bữa cơm gia đình nóng hổi giữa chốn chẳng mẹ cha là một điều xa xỉ. Đành gác lại cùng nỗi niềm của biết bao người con xa quê.
Cái máy cát sét cũ xì của con bạn cùng phòng kí túc xá thông báo tin có cơn bão di chuyển vào miền Trung. Gọi điện về cho ba, Ba bảo đã kịp gặt xong, còn rạ cho con bò nằm đói trong chuồng phải chịu ngập nước. Nhiều nhà chưa gặt xong lúa nằm ngoài đồng nhìn mà sót dạ. Cái ao cá của chú Hai gần đến ngày thu hoạch nước ngập phẳng lì, nước từ núi theo suối đổ về đàn cá theo đó mà đi sạch. Nhìn trời Sài Gòn nắng chói chang càng thương hơn mảnh đất quê hương chịu nhiều khắt nghiệt.
Chiều nay trời lại mưa! Giọng má cố nói to hơn qua ống nghe điện thoại, sợ tiếng mưa dội trên mái tôn ác cả tiếng má. Nhà ngoại ngập, nước đã vô trong nhà. Nhiều nhà dân huyện ngoài nước ngập cả giường chiếu. Biết khio nào nước rút? Ba đi tháo bờ cho đám dưa vừa nhú nụ, biết có kịp bỏ cuốc mà tìm nơi trú mưa an toàn? Cánh đồng lúa dần trắng nước, tóc ba má cũng gần trắng đầu, bao người dân cũng chỉ biết ngước mặt nhìn trời!
Hè! Đời sinh viên xa nhà chỉ mong hè về để chạy ào về với ba má, với mái nhà bao tháng đi xa. Ôm bó lúa trên tay, nhìn ba má quần quật suốt lúa, mồ hôi đầm đìa dưới cái nắng như chảo dầu sôi. Cái chảo như thiêu thịt thiêu da ấy đâu biết đã làm những mùa đất nứt nẻ, cây chẳng tốt tươi. Đã làm những rừng bạch đàn, keo bùng cháy, người dân chật vật hơn để làm ngọn lửa lụi tàn dưới sức nóng của lửa, sức nắng của trời. cái nghiệp nghề nông của ông cha biết khi nào mới thanh thản chưyện nắng mưa?
Trở lại Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình đi tìm con chữ! Tri thức thì ở đâu mà không đáng học hỏi? Nhưng ở cái nơi mà đất chật người đông, ở cái nơi mà con người bắt buộc phải quay nhanh theo cái guồng quay cuộc sống thì con người ta có lẽ sẽ tích lũy được nhiều hơn, đúc kết được nhiều hơn. Cuồi cùng cũng chỉ vì cái lẽ mưu sinh mà ra.
Ai chẳng có quyền mưa cầu hạnh phúc cho riêng mình, cho gia đình, bè bạn, có những tấm lòng cao cả còn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, cộng đồng. Trái tim tôi chắng thể không mở lòng đón nhận, sẻ chia những mảnh đời khốn khổ, những em bé cù bất cù bơ giơ tay xin ít tiền mong cho đêm về không đói. Những cụ già mắt mờ chân yếu lang thang khắp các con đường Sài thành mong người thương tình giúp đở cho ấm lòng ấm dạ buổi xế chiều. Tôi cho một được chứ đâu thể cho được trăm người. Nhớ đến cảnh cực khổ của ba má cả cuộc đời, nhớ đến khoảng tiền học phí chưa đóng vì ba chưa gởi kịp, nhớ đến gần đến hạn nộp tiền kí túc xá, rồi tiền ăn, bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Đành ngoảnh mặt giả lơ với em bé xòe tay ngoài ngã tư đèn đỏ mà thấy mình như người có lỗi.
Sinh nhật con bạn cùng phòng ước được mẹ mua cho cái laptop chuẩn bị cho kì thực tập tới. Mẹ nó mua thiệt, điều ước giản đơn thành sự thật. Đêm! Nằm trên chiếc giường tầng kí túc xá lẩm bẩm “ Có nên ước một điều ước giản đơn?”. Rồi tự trả lời mình “Không, nếu đã ước thì hà tiện làm gì mà không ước những điều lớn lao? Mà không, ước mơ mà sao có thể so sánh ước mơ bé nhỏ với lớn lao được?”. Tự thấy lòng mâu thuẫn lạ!
Em bé cút côi kia! Cụ già lang thang kia! Mơ ước gì? Những bữa ăn no! Một mái nhà vào ra,đêm không lang thang hết mái hiên này đến gốc cây kia, có chăn gối đủ ấm cho giấc ngủ thêm nồng! Người dân quê tôi mơ ước gì?Quanh năm mưa nắng thuận hòa cho việc đồng áng được suôn sẻ.
Còn tôi? Cô sinh viên tỉnh thành lên thành phố trọ học ước mơ gì? Ước cho ba má được an nhàn, sống đời với cháu con. Ước cho người người được ấm no, hạnh phúc để chẳng còn thấy những mảnh đời khốn khổ ngoài công viên, trên đường tới lớp, trong những khu phố nghèo. Tôi ước cho tôi mãi còn con tim để rung động, yêu thương, sẻ chia. Còn đôi chân để đi, để đựợc nhảy lên sung sứơng khi đến những vùng đất mới. Còn đôi mắt để nhìn thế gian muôn màu muôn vẻ, để thâu vào mắt những diều hay lẽ phải, để long lanh khi vui khi buồn. Còn đôi tai để nghe nhịp đời với vô vàng âm sắc, để nghe giọng người yêu thì thào những lời yêu thương nhất. Còn khí quản để hít căn lòng ngực cái không khí trong lành mỗi sớm mai, để nghe thoang thoảng mùi hương của lúa, nồng nồng của đất, mùi tinh thơm của bát cơm trắng ngần. Còn vị giác để cảm nhận được tất thảy những cay, đắng, ngọt, bùi, chat, chua. Còn khối óc minh mẫn để phân biệt lẽ phải điều hay, thu nhặt kiến thức mỗi ngày để hoạch định cho tương lai. Và tôi ước tôi mãi còn đôi bàn tay cầm viết, cho nhịp đời, cảm xúc, yêu thương đều được dàn trãi trên từng trang viết.
Ừ! Tôi, bạn, cả cộng đồng này ai chẳng ước cho bản thân đời sống vật chất luôn đủ đầy, đời sống tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Ước mơ tôi có già theo tuổi? Ước mơ mọi người có trẻ mãi với thời gian?
Và tôi ước cho mọi người đều được như ước mơ tôi!
Nhớ về những ngày ở KTX.
Mang theo ước mơ của ba “Ráng học lấy tấm bằng rồi đi làm có địa vị với người ta, chứ theo mãi cái nghề nông quê mình biết khi nào mới ngóc đầu lên nỗi với thiên hạ”. Có những lúc thấy chông chênh trước Sài Gòn đất chật người đông, rồi tự nhủ lòng phải biết vượt qua như bao người con của dãi đất miền Trung, nắng mưa chẳng ngại mà vươn lên trong khó khăn cuộc sống.
Cái đời sinh viên ngày nào cũng chỉ việc lên giảng đường nghe giảng, vào thư viện tìm tài liệu, tối về cũng chẳng làm gì. Nhiều khi ngồi ban công kí túc xá nhìn người xe qua lại rùi đâm nghĩ vẫn vơ (khi người ta rảnh rỗi dễ dẫn đến những suy nghĩ không tích cực). Thế là tôi quyết định đi làm thêm.
Tôi xin phục vụ một quán nướng gia đình nhỏ. Chạy quần quật suốt buổi thế là cũng giết được khoảng thời gian từ 17pm- 23pm. Khách của quán có cả người Tây, Tàu, ta, nhiều khi trò chuyện thấy mình lớn hơn nhờ kinh nghiệm, tập quán, sự hiểu biết của họ chia sẽ. Chả trách tôi đã nghe câu “ Phục vụ là ăn mày của kiến thức” ở đâu đó. Nó đúng quá đỗi, đúng đến nỗi đáng nhẻ phải tự hào, vậy mà vẫn thấy chạnh lòng. Nhìn gia đình người ta vui vẻ quay quần bên cái bếp nướng dùng bữa tối. Người ba gắp miếng bò nướng phô mai đưa vào chán cho đứa con gái, bàn tay người mẹ lau miệng cho cậu con trai. Sao chẳng chạnh lòng mà nghĩ đến mâm cơm ngày còn ở quê, có ba, có má, có chị, có em? Mong một bữa cơm gia đình nóng hổi giữa chốn chẳng mẹ cha là một điều xa xỉ. Đành gác lại cùng nỗi niềm của biết bao người con xa quê.
Cái máy cát sét cũ xì của con bạn cùng phòng kí túc xá thông báo tin có cơn bão di chuyển vào miền Trung. Gọi điện về cho ba, Ba bảo đã kịp gặt xong, còn rạ cho con bò nằm đói trong chuồng phải chịu ngập nước. Nhiều nhà chưa gặt xong lúa nằm ngoài đồng nhìn mà sót dạ. Cái ao cá của chú Hai gần đến ngày thu hoạch nước ngập phẳng lì, nước từ núi theo suối đổ về đàn cá theo đó mà đi sạch. Nhìn trời Sài Gòn nắng chói chang càng thương hơn mảnh đất quê hương chịu nhiều khắt nghiệt.
Chiều nay trời lại mưa! Giọng má cố nói to hơn qua ống nghe điện thoại, sợ tiếng mưa dội trên mái tôn ác cả tiếng má. Nhà ngoại ngập, nước đã vô trong nhà. Nhiều nhà dân huyện ngoài nước ngập cả giường chiếu. Biết khio nào nước rút? Ba đi tháo bờ cho đám dưa vừa nhú nụ, biết có kịp bỏ cuốc mà tìm nơi trú mưa an toàn? Cánh đồng lúa dần trắng nước, tóc ba má cũng gần trắng đầu, bao người dân cũng chỉ biết ngước mặt nhìn trời!
Hè! Đời sinh viên xa nhà chỉ mong hè về để chạy ào về với ba má, với mái nhà bao tháng đi xa. Ôm bó lúa trên tay, nhìn ba má quần quật suốt lúa, mồ hôi đầm đìa dưới cái nắng như chảo dầu sôi. Cái chảo như thiêu thịt thiêu da ấy đâu biết đã làm những mùa đất nứt nẻ, cây chẳng tốt tươi. Đã làm những rừng bạch đàn, keo bùng cháy, người dân chật vật hơn để làm ngọn lửa lụi tàn dưới sức nóng của lửa, sức nắng của trời. cái nghiệp nghề nông của ông cha biết khi nào mới thanh thản chưyện nắng mưa?
Trở lại Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình đi tìm con chữ! Tri thức thì ở đâu mà không đáng học hỏi? Nhưng ở cái nơi mà đất chật người đông, ở cái nơi mà con người bắt buộc phải quay nhanh theo cái guồng quay cuộc sống thì con người ta có lẽ sẽ tích lũy được nhiều hơn, đúc kết được nhiều hơn. Cuồi cùng cũng chỉ vì cái lẽ mưu sinh mà ra.
Ai chẳng có quyền mưa cầu hạnh phúc cho riêng mình, cho gia đình, bè bạn, có những tấm lòng cao cả còn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, cộng đồng. Trái tim tôi chắng thể không mở lòng đón nhận, sẻ chia những mảnh đời khốn khổ, những em bé cù bất cù bơ giơ tay xin ít tiền mong cho đêm về không đói. Những cụ già mắt mờ chân yếu lang thang khắp các con đường Sài thành mong người thương tình giúp đở cho ấm lòng ấm dạ buổi xế chiều. Tôi cho một được chứ đâu thể cho được trăm người. Nhớ đến cảnh cực khổ của ba má cả cuộc đời, nhớ đến khoảng tiền học phí chưa đóng vì ba chưa gởi kịp, nhớ đến gần đến hạn nộp tiền kí túc xá, rồi tiền ăn, bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Đành ngoảnh mặt giả lơ với em bé xòe tay ngoài ngã tư đèn đỏ mà thấy mình như người có lỗi.
Sinh nhật con bạn cùng phòng ước được mẹ mua cho cái laptop chuẩn bị cho kì thực tập tới. Mẹ nó mua thiệt, điều ước giản đơn thành sự thật. Đêm! Nằm trên chiếc giường tầng kí túc xá lẩm bẩm “ Có nên ước một điều ước giản đơn?”. Rồi tự trả lời mình “Không, nếu đã ước thì hà tiện làm gì mà không ước những điều lớn lao? Mà không, ước mơ mà sao có thể so sánh ước mơ bé nhỏ với lớn lao được?”. Tự thấy lòng mâu thuẫn lạ!
Em bé cút côi kia! Cụ già lang thang kia! Mơ ước gì? Những bữa ăn no! Một mái nhà vào ra,đêm không lang thang hết mái hiên này đến gốc cây kia, có chăn gối đủ ấm cho giấc ngủ thêm nồng! Người dân quê tôi mơ ước gì?Quanh năm mưa nắng thuận hòa cho việc đồng áng được suôn sẻ.
Còn tôi? Cô sinh viên tỉnh thành lên thành phố trọ học ước mơ gì? Ước cho ba má được an nhàn, sống đời với cháu con. Ước cho người người được ấm no, hạnh phúc để chẳng còn thấy những mảnh đời khốn khổ ngoài công viên, trên đường tới lớp, trong những khu phố nghèo. Tôi ước cho tôi mãi còn con tim để rung động, yêu thương, sẻ chia. Còn đôi chân để đi, để đựợc nhảy lên sung sứơng khi đến những vùng đất mới. Còn đôi mắt để nhìn thế gian muôn màu muôn vẻ, để thâu vào mắt những diều hay lẽ phải, để long lanh khi vui khi buồn. Còn đôi tai để nghe nhịp đời với vô vàng âm sắc, để nghe giọng người yêu thì thào những lời yêu thương nhất. Còn khí quản để hít căn lòng ngực cái không khí trong lành mỗi sớm mai, để nghe thoang thoảng mùi hương của lúa, nồng nồng của đất, mùi tinh thơm của bát cơm trắng ngần. Còn vị giác để cảm nhận được tất thảy những cay, đắng, ngọt, bùi, chat, chua. Còn khối óc minh mẫn để phân biệt lẽ phải điều hay, thu nhặt kiến thức mỗi ngày để hoạch định cho tương lai. Và tôi ước tôi mãi còn đôi bàn tay cầm viết, cho nhịp đời, cảm xúc, yêu thương đều được dàn trãi trên từng trang viết.
Ừ! Tôi, bạn, cả cộng đồng này ai chẳng ước cho bản thân đời sống vật chất luôn đủ đầy, đời sống tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Ước mơ tôi có già theo tuổi? Ước mơ mọi người có trẻ mãi với thời gian?
Và tôi ước cho mọi người đều được như ước mơ tôi!
Nhớ về những ngày ở KTX.
Huỳnh Thị Lệ Ân- Nhớ về những ngày ở KTX.
Lâu lâu lục sọt rác lôi ra, quá khứ đã lên men :(
Lâu lâu lục sọt rác lôi ra, quá khứ đã lên men :(
0 nhận xét:
Đăng nhận xét