BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU- ĐIỀU LÀM NÊN SỰ QUYẾN RŨ

Leave a Comment
“Bản sắc của thương hiệu Starbucks có thể tóm tắt trong mấy chữ “một nơi thứ ba’ (the third place). Bạn hãy để ý, con người thường chỉ có hai nơi để đi về: nhà của bạn và nơi làm việc. Nhưng con người luôn luôn mong muốn có một nơi thứ ba, không phải nơi làm việc cũng không phải nhà, nơi người ta có thể suy nghĩ trong cô đơn, suy nghĩ về công việc, về tình cảm, về những vấn đề đang nảy sinh. Starbucks cung cấp cho con người một nơi thứ ba như vậy. Và bạn thấy, nhu cầu có “một nơi thứ ba” tồn tại ở mọi quốc gia, mọi nền văn hóa, dù đó là Mỹ hay ở Việt Nam…” (Binh Nguyen)

Bản sắc thương hiệu của Starbucks, “The Third Place”, một nơi-thứ-ba ngoài nhà và nơi làm việc để con người ta có thể đến đó suy-nghĩ-trong-cô-đơn, liệu có còn khi vào Việt Nam? Đặc biệt về văn hóa cafe của người Việt Nam rất "dị".
ban-sac-thuong-hieu-dieu-lam-nen-su-quyen-ru

Văn hóa uống cà phê của người Phương Tây rất lặng lẽ. Họ thường đi một mình, uống nhanh một cốc cà phê rồi về. Hoặc đi cùng bạn bè thì cũng không quá đông và trò chuyện cũng không quá ồn ào. Thực sự là thưởng thức cái không gian gần gũi và thoải mái.



Các không gian tương tự Starbucks như Highlands hay Coffee Bean tại Việt Nam thì chứng minh điều ngược lại. Luôn luôn đông khách và là điểm dừng chân cho dân văn phòng ngồi bạn chuyện công việc, ký hợp đồng; hoặc dân teen sành điệu vào check-in, chụp ảnh.


Starbucks sẽ không khác mấy. Bạn sẽ thấy các bạn trẻ xếp hàng, check in, chụp ảnh v..v sự ồn ào, náo nhiệt.

Những không gian ồn ào đó không bao giờ có thể là the third place để suy nghĩ trong cô đơn.

Liệu Starbucks sẽ làm thế nào để giữ bản sắc thương hiệu của mình tại thị trường Việt Nam; hay chấp nhận địa phương hóa để hòa nhập; hay đã có một giải pháp toàn diện nào đó dung hòa cả hai.

-Sưu tầm-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét