Con bé lên chín che người trong tấm áo mưa đã bạc màu, ngồi sau lưng ba nó, tiếng thút thít thành nhịp mà chẳng dám bậc thành tiếng. Chiếc xe cub lướt nhanh trên con đường chẳng một bóng người- vội vã. Con bé run run. Suốt quãng đường hơn 30km ba nó lặng im. Đó là một buổi trưa miền Trung đầy mưa. Thoáng đây đã hơn mười mùa mưa như thế.
Có thể con chưa từng đủ can đảm kể thật với ai, sống thật với chính con người mình từ ngày đó. Từ một con bé năng động, hoạt bát trở thành dè dặt, ít nói, ít cười. Chẳng phải vì con hiểu sự mất mát của mình lúc đó, mà bởi vì con sợ. Con sợ sự im lặng của ba! Một nỗi sợ hãi lớn lao trước một sự im lặng nghiêm trọng.
Mùa mưa năm đó dài quá ba nhỉ? Biết bao chiều mưa ba nấu nước nóng lau tay, thay lớp băng ngoài đã bẩn cho con. Nước mắt con chảy dài vì đau, vì rát, vì nhức. “Ráng đi con không là sẽ bị nhiễm trùng, mùa mưa nên con sẽ bị nó hành hơn. Nhưng sẽ qua!” Con thấy mắt ba ngân ngấn. Lần đầu tiên con thấy giọt nước mắt lăn xuống từ khoé mắt ba. Ba của con là người mạnh mẽ, cứng rắn. Ba của con là người luôn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc sống, không kêu than, oán trách, giỏi chịu đựng và giỏi bương chải vì gia đình, Vậy mà…Lặng im, co ro trong nỗi sợ của mình, con như một kẻ phạm tội. “Cá không ăn muối cá ương”
Nhà mình không giàu. Má đi vào Nam buôn bán mong kiếm tiền trang trải cho gia đình. Ba ở nhà quán xuyến mọi chuyện, việc đồng án, nhà cửa, bốn chị em con. Ba lặng lẽ chịu đựng nỗi nhọc nhằn, gánh vát luôn phần việc của má. Những bữa cơm ba nấu không ngon bằng má nhưng nó là cả nỗi vất vả, chan chứa bao tình của người ba dành cho các con. Rau muống ba luộc, bát cơm ba nấu, nồi cá đồng ba kho chẳng phải là cao lương mĩ vị vậy mà chúng con đứa nào cũng thấy ngon. Một người đàn ông với bốn đứa con quay quần bên mâm cơm. Buồn mà ấm áp tình!
Con là kẻ phạm tội khi khiến má thảng thốt đánh rơi bịch trái cây khi từ Nam về thăm. “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Con phạm tội với chính con.
“Con không làm cảnh sát hình sự được hả ba?” Con ngây thơ hỏi ba khi người ta tháo chỉ cho con, nhìn bàn tay mình con ngơ ngác, có chút gì đó nhoi nhói trong tim. “Không có ảnh hưởng gì đâu con. Trở thành cảnh sát hình sự là ước mơ của nó” Ba trả lời con và quay sang giải thích trước vẻ mặt ngạc nhiên của bác sĩ . Ba luôn thế, lúc nào cũng nhẹ nhàng an ủi, chở che và không muốn con buồn. Bằng những lời động viên, bằng những cử chỉ chăm sóc, tình cảm trìu mến ba dành cho con chính là sự sẻ chia nỗi đau cùng con.
Lớn hơn một chút con trở lại là một đứa năng động, vui vẻ tựa chừng như chẳng buồn phiền chuyện chi. Con đủ lớn để hiểu mình mất mác cỡ nào. Và con cũng đủ lớn để hiểu mình có thự hiện đuợc ước mơ từ khi lên bảy, lên tám của mình hay không. Con đã tự trả lời đựợc câu hỏi của chính con nhưng vẫn mãi cố chấp không chấp nhận. Tự dối mình để còn được nghĩ con còn có chút hi vọng thực hiện ước mơ rồi thất vọng nhân đôi, nhân ba, đau đớn, hụt hẫng, con oán hận chính con.
Cậu bạn cùng lớp cầm quyển lưu bút trên tay đọc dòng tự bạch của con. “Sở thích là trở thành cảnh sát hả?...” Con chẳng còn biết gì nữa cả, quanh con là một màu đen u tối, con hoàn toàn trống rỗng. Như người mù chẳng thấy đường đi, vậy mà con lại bỏ chạy. Một buổi chiều đầy mưa, ước mơ vỡ tan tành. Mười lăm tuổi con biết mình vỡ mộng. Có lẽ con là đứa con làm ba khổ tâm nhiều nhất. Ba lại an ủi, dộng viên con. “Không gì là không thể nếu con chịu cố gắng hết mình!” Con cảm thấy nhẹ lòng, con thấy mình được chở che, có thêm nghị lực và niềm tin hơn. Dẫu con biết có những điều dù cố gắng hết sức không thể vẫn là không thể.
Con bước vào cấp ba ở một trường công lập với số điểm vừa đủ, chẳng vui, chẳng buồn. Chẳng có ước mơ để vươn tới, con thấy mình chơi vơi, hụt hẫng. Con chẳng biết tâm sự với ai. Ba? Không, sẽ lại làm ba buồn, phải lo nghĩ cho con. Bạn bè cũ? Chẳng thể, không thể gợi lại những kí ức buồn tênh, những kí ức đầy mưa ngày nào. Bạn bè mới? Càng không, tin tưởng gì? Sẽ lại là những người làm con vỡ mộng. Dù biết rằng mộng con suốt đời không thành nhưng cầu mong đừng ai khắt thêm vết thương vào con một lần nào nữa. Có mắc cười không hả ba? Khi con chính là người cầm dao rạch những vết thật sâu vào chính mình để người khác vẽ lại những lằn ranh rồi lại đổ tội cho họ. Con lại trở thành tội đồ.
Ba năm cấp ba là những ngày con lầm lũi đạp đi, đạp về. Từ nhà đến trường gần một tiếng đồng hồ. Ngày nắng ba nhắc con đội nón, bơm bánh xe cho con. Ngày mưa ba nhắc con mặc áo mưa, dặn dò con đi đường nào cho khỏi lầy. Ba còn mua cho con cái đèn pin nhỏ lúc nào cũng dặn để trong cặp cho những buổi học thêm về muộn. Con thấy nỗi lo trong ánh mắt ba khi đứa bạn chở con về muộn vì xe con bị xì lốp. Má bảo ba tính lấy xe chạy đi tìm con. Con cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất!
Con xin lỗi! Một lần con đã có ý nghĩ sẽ ra đi. Tới thế giới chẳng có những người bạn của con vui vẻ đến trường. Con muốn quên hết tất cả! Một người muốn quên hết tất cả thì còn cách gì ngoài chết đâu ba? Con muốn xuống biển, con muốn dìm mình trong cái bao la màu xanh ấy. Cái nơi mà con yêu, con muốn ra đi từ đó. Thật sự con ghét chính bản thân mình. Con rớt Tốt nghiệp, phải thi lại lần hai. Như một người điên, con chẳng còn thiết gì nữa cả. Con chẳng phải là một đứa học hành không ra gì. Chẳng phải là một đứa ham chơi, lêu lỏng. Con không tin, con thật sự không tinm không tin vào những gì mình thấy, không tin vào những gì tai mình nghe. Con không chấp nhận kết quả đó là do con cố chấp hay con cố tự bào chữa cho chính mình? Con lạc lõng trong khoảng thời gian bạn bè bận rộn ôn thi đại học. Hụt hẫng biết bao nhiêu, thất vọng biết nhường nào. Trước cuộc sống này làm sao con có thể quên hết tất cả đây? Đó là một khoảng thời gian dài, những ngỡ con đã chẳng thể vượt qua. Con im lặng, không nói, không cười, chỉ ru rú trong nhà. Có phải trái tim người ba nào cũng bao la, chan chứa tình thương con như ba? Ba chẳng hề trách móc con dù một tiếng nhỏ. “Không thi Đại học năm này thì ôn năm sau thi, ba cho con ôn mà. Không có buồn gì hết!” Con biết đó là những lời ba an ủi, động viên con chứ thực tình ba cũng buồn lắm. Ba đã hi vọng ở con nhiều lắm kia mà! Ánh mắt ba lúc nào cũng lặng lẽ dõi theo con, hình như ba sợ với một đứa con gái đa đoan, nhạy cảm như con sẽ chịu đựng không nỗi và làm điều gì đó ngu ngốc. Ba hiểu con hơn chính bản thân con hiểu con.
Khoảng thời gian sau này con đã cảm ơn ông trời đã không giúp con thực hiện ý nghĩ của mình trong một phút chốc nào đó. Phút cận kề giữa việc nhảy hoặc đứng đó mà khóc, biết bao nhiêu hình ảnh đã xuất hiện trước mắt con. Hình ảnh ba trong buổi trưa đầy mưa. Hình ảnh ba nhẹ nhàng lau cho con vết thương. Con thấy bóng ba ngày nào xoa đầu con an ủi, khuyên răng. Hình ảnh ba những ngày nắng cũng như ngày mưa lam lũ ngoài đồng. Bàn tay ba chai xạm đi, những đường gân xanh ngày càng nổi rõ hơn vì cán cuốc ba cấm cho rau vườn tươi tốt, vì những đường cày (với hai con bò đi trước) cho những vụ lúa được mùa. Cả cái tấm áo mưa ba ngồi tỉ mẩn cắt may từ tấm ni lông chiều mưa nào. (Ba để dành tiền, tiết kiệm từng đồng để lo cho đàn con mà chưa một lần ba nghĩ cho mình) Cái áo mưa ấy đã cùng ba lên núi, ra đồng mấy mùa mưa!...Con đã quyết định đứng đó, không nhảy cũng không khóc. Vậy mà nước từ hai khoé mắt cứ tuông ra. Con cười cho chính con, cười khinh khỉnh đứa con bất hiếu như con. Ba má sinh con ra, lo cho con vất vả đến ngần nào, con chưa một lần đền ơn vậy mà lại có ý nghĩ sẽ ra đi để ba má phải đau buồn, đầu bạc tiễn đầu xanh. Ba giờ sáng một ngày tháng sáu năm đó, con đứng nhìn cái giếng nhà mình, diễn vở kịch cười khóc- khóc cười, ngước nhìn bầu trời đầy sao rồi lặng lẽ trở lại phòng mình.
Con đã từng tự hào, con đã sung sướng hét thật to khi biết con tốt nghiệp với loại giỏi. Con hãnh diện trước sự ngưỡng mộ của không ít bạn bè. Bạn bè chúc mừng, thầy cô khen ngợi. Con nghĩ đến ba, những gì tốt đẹp hôm nay con nhận đựơc đều nhờ công lao dạy bảo, sự quan tâm, động viên, nỗi nhọc nhằn của ba mà nên. Con những tưởng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Với tấm bằng loại giỏi trên tay con sẽ không sợ thất nghiệp, con sẽ đi làm phụ ba má. Vậy mà… Con khờ dại quá ba nhỉ? Ba ơi! Con không xin được việc. Có rất nhiều lý do, bằng cấp, kinh nghiệm…
Con khóc oà khi thấy ba giang tay đón con vào mình khi con đáp chuyến xe đò về nhà. Mắt ba rươm rướm nước, bàn tay ba thêm nhăn nheo, chai sạn vì thời gian và vì nhiều nỗi vất vả. Bàn tay thô ráp nhưng ấm áp đập đập vào lưng con vỗ về, an ủi. Con càng khóc to hơn vì năm tháng (hay vì những đứa con như con) làm tóc ba bạc đi hơn nữa đầu, người ba gầy hơn. “Ráng lấy tấm bằng Đại học đi con!” Con lại tiếp tục học. Con học vì con và cả vì ba nữa. Ba đã cho con thêm niềm tin để con tiếp tục một con đường mới…
Con biết đời có nhiều chông chênh. Không như những ước nguyện của con nhưng con tin chắc con sẽ vững bước, con sẽ đủ dũng khí đi hết chặng đường của chính mình vì con biết con chẳng bao giờ lẻ loi. Và bởi ba sẽ luôn bên con, nâng đở tinh thần con tránh những suy nghĩ yếu đuối, nhu mì khi gặp phải đoạn đường chông gai, trắc trở.
Xin cảm ơn ba vì những bài học làm người, vì một đời ba vất vả cho đàn con trưởng thành và vì tình thương vô bờ bến ba dành cho con. Ngàn lời tri ân xin gởi đến ba. Ba của con!
Có thể con chưa từng đủ can đảm kể thật với ai, sống thật với chính con người mình từ ngày đó. Từ một con bé năng động, hoạt bát trở thành dè dặt, ít nói, ít cười. Chẳng phải vì con hiểu sự mất mát của mình lúc đó, mà bởi vì con sợ. Con sợ sự im lặng của ba! Một nỗi sợ hãi lớn lao trước một sự im lặng nghiêm trọng.
Mùa mưa năm đó dài quá ba nhỉ? Biết bao chiều mưa ba nấu nước nóng lau tay, thay lớp băng ngoài đã bẩn cho con. Nước mắt con chảy dài vì đau, vì rát, vì nhức. “Ráng đi con không là sẽ bị nhiễm trùng, mùa mưa nên con sẽ bị nó hành hơn. Nhưng sẽ qua!” Con thấy mắt ba ngân ngấn. Lần đầu tiên con thấy giọt nước mắt lăn xuống từ khoé mắt ba. Ba của con là người mạnh mẽ, cứng rắn. Ba của con là người luôn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc sống, không kêu than, oán trách, giỏi chịu đựng và giỏi bương chải vì gia đình, Vậy mà…Lặng im, co ro trong nỗi sợ của mình, con như một kẻ phạm tội. “Cá không ăn muối cá ương”
Nhà mình không giàu. Má đi vào Nam buôn bán mong kiếm tiền trang trải cho gia đình. Ba ở nhà quán xuyến mọi chuyện, việc đồng án, nhà cửa, bốn chị em con. Ba lặng lẽ chịu đựng nỗi nhọc nhằn, gánh vát luôn phần việc của má. Những bữa cơm ba nấu không ngon bằng má nhưng nó là cả nỗi vất vả, chan chứa bao tình của người ba dành cho các con. Rau muống ba luộc, bát cơm ba nấu, nồi cá đồng ba kho chẳng phải là cao lương mĩ vị vậy mà chúng con đứa nào cũng thấy ngon. Một người đàn ông với bốn đứa con quay quần bên mâm cơm. Buồn mà ấm áp tình!
Con là kẻ phạm tội khi khiến má thảng thốt đánh rơi bịch trái cây khi từ Nam về thăm. “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Con phạm tội với chính con.
“Con không làm cảnh sát hình sự được hả ba?” Con ngây thơ hỏi ba khi người ta tháo chỉ cho con, nhìn bàn tay mình con ngơ ngác, có chút gì đó nhoi nhói trong tim. “Không có ảnh hưởng gì đâu con. Trở thành cảnh sát hình sự là ước mơ của nó” Ba trả lời con và quay sang giải thích trước vẻ mặt ngạc nhiên của bác sĩ . Ba luôn thế, lúc nào cũng nhẹ nhàng an ủi, chở che và không muốn con buồn. Bằng những lời động viên, bằng những cử chỉ chăm sóc, tình cảm trìu mến ba dành cho con chính là sự sẻ chia nỗi đau cùng con.
Lớn hơn một chút con trở lại là một đứa năng động, vui vẻ tựa chừng như chẳng buồn phiền chuyện chi. Con đủ lớn để hiểu mình mất mác cỡ nào. Và con cũng đủ lớn để hiểu mình có thự hiện đuợc ước mơ từ khi lên bảy, lên tám của mình hay không. Con đã tự trả lời đựợc câu hỏi của chính con nhưng vẫn mãi cố chấp không chấp nhận. Tự dối mình để còn được nghĩ con còn có chút hi vọng thực hiện ước mơ rồi thất vọng nhân đôi, nhân ba, đau đớn, hụt hẫng, con oán hận chính con.
Cậu bạn cùng lớp cầm quyển lưu bút trên tay đọc dòng tự bạch của con. “Sở thích là trở thành cảnh sát hả?...” Con chẳng còn biết gì nữa cả, quanh con là một màu đen u tối, con hoàn toàn trống rỗng. Như người mù chẳng thấy đường đi, vậy mà con lại bỏ chạy. Một buổi chiều đầy mưa, ước mơ vỡ tan tành. Mười lăm tuổi con biết mình vỡ mộng. Có lẽ con là đứa con làm ba khổ tâm nhiều nhất. Ba lại an ủi, dộng viên con. “Không gì là không thể nếu con chịu cố gắng hết mình!” Con cảm thấy nhẹ lòng, con thấy mình được chở che, có thêm nghị lực và niềm tin hơn. Dẫu con biết có những điều dù cố gắng hết sức không thể vẫn là không thể.
Con bước vào cấp ba ở một trường công lập với số điểm vừa đủ, chẳng vui, chẳng buồn. Chẳng có ước mơ để vươn tới, con thấy mình chơi vơi, hụt hẫng. Con chẳng biết tâm sự với ai. Ba? Không, sẽ lại làm ba buồn, phải lo nghĩ cho con. Bạn bè cũ? Chẳng thể, không thể gợi lại những kí ức buồn tênh, những kí ức đầy mưa ngày nào. Bạn bè mới? Càng không, tin tưởng gì? Sẽ lại là những người làm con vỡ mộng. Dù biết rằng mộng con suốt đời không thành nhưng cầu mong đừng ai khắt thêm vết thương vào con một lần nào nữa. Có mắc cười không hả ba? Khi con chính là người cầm dao rạch những vết thật sâu vào chính mình để người khác vẽ lại những lằn ranh rồi lại đổ tội cho họ. Con lại trở thành tội đồ.
Ba năm cấp ba là những ngày con lầm lũi đạp đi, đạp về. Từ nhà đến trường gần một tiếng đồng hồ. Ngày nắng ba nhắc con đội nón, bơm bánh xe cho con. Ngày mưa ba nhắc con mặc áo mưa, dặn dò con đi đường nào cho khỏi lầy. Ba còn mua cho con cái đèn pin nhỏ lúc nào cũng dặn để trong cặp cho những buổi học thêm về muộn. Con thấy nỗi lo trong ánh mắt ba khi đứa bạn chở con về muộn vì xe con bị xì lốp. Má bảo ba tính lấy xe chạy đi tìm con. Con cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất!
Con xin lỗi! Một lần con đã có ý nghĩ sẽ ra đi. Tới thế giới chẳng có những người bạn của con vui vẻ đến trường. Con muốn quên hết tất cả! Một người muốn quên hết tất cả thì còn cách gì ngoài chết đâu ba? Con muốn xuống biển, con muốn dìm mình trong cái bao la màu xanh ấy. Cái nơi mà con yêu, con muốn ra đi từ đó. Thật sự con ghét chính bản thân mình. Con rớt Tốt nghiệp, phải thi lại lần hai. Như một người điên, con chẳng còn thiết gì nữa cả. Con chẳng phải là một đứa học hành không ra gì. Chẳng phải là một đứa ham chơi, lêu lỏng. Con không tin, con thật sự không tinm không tin vào những gì mình thấy, không tin vào những gì tai mình nghe. Con không chấp nhận kết quả đó là do con cố chấp hay con cố tự bào chữa cho chính mình? Con lạc lõng trong khoảng thời gian bạn bè bận rộn ôn thi đại học. Hụt hẫng biết bao nhiêu, thất vọng biết nhường nào. Trước cuộc sống này làm sao con có thể quên hết tất cả đây? Đó là một khoảng thời gian dài, những ngỡ con đã chẳng thể vượt qua. Con im lặng, không nói, không cười, chỉ ru rú trong nhà. Có phải trái tim người ba nào cũng bao la, chan chứa tình thương con như ba? Ba chẳng hề trách móc con dù một tiếng nhỏ. “Không thi Đại học năm này thì ôn năm sau thi, ba cho con ôn mà. Không có buồn gì hết!” Con biết đó là những lời ba an ủi, động viên con chứ thực tình ba cũng buồn lắm. Ba đã hi vọng ở con nhiều lắm kia mà! Ánh mắt ba lúc nào cũng lặng lẽ dõi theo con, hình như ba sợ với một đứa con gái đa đoan, nhạy cảm như con sẽ chịu đựng không nỗi và làm điều gì đó ngu ngốc. Ba hiểu con hơn chính bản thân con hiểu con.
Khoảng thời gian sau này con đã cảm ơn ông trời đã không giúp con thực hiện ý nghĩ của mình trong một phút chốc nào đó. Phút cận kề giữa việc nhảy hoặc đứng đó mà khóc, biết bao nhiêu hình ảnh đã xuất hiện trước mắt con. Hình ảnh ba trong buổi trưa đầy mưa. Hình ảnh ba nhẹ nhàng lau cho con vết thương. Con thấy bóng ba ngày nào xoa đầu con an ủi, khuyên răng. Hình ảnh ba những ngày nắng cũng như ngày mưa lam lũ ngoài đồng. Bàn tay ba chai xạm đi, những đường gân xanh ngày càng nổi rõ hơn vì cán cuốc ba cấm cho rau vườn tươi tốt, vì những đường cày (với hai con bò đi trước) cho những vụ lúa được mùa. Cả cái tấm áo mưa ba ngồi tỉ mẩn cắt may từ tấm ni lông chiều mưa nào. (Ba để dành tiền, tiết kiệm từng đồng để lo cho đàn con mà chưa một lần ba nghĩ cho mình) Cái áo mưa ấy đã cùng ba lên núi, ra đồng mấy mùa mưa!...Con đã quyết định đứng đó, không nhảy cũng không khóc. Vậy mà nước từ hai khoé mắt cứ tuông ra. Con cười cho chính con, cười khinh khỉnh đứa con bất hiếu như con. Ba má sinh con ra, lo cho con vất vả đến ngần nào, con chưa một lần đền ơn vậy mà lại có ý nghĩ sẽ ra đi để ba má phải đau buồn, đầu bạc tiễn đầu xanh. Ba giờ sáng một ngày tháng sáu năm đó, con đứng nhìn cái giếng nhà mình, diễn vở kịch cười khóc- khóc cười, ngước nhìn bầu trời đầy sao rồi lặng lẽ trở lại phòng mình.
Con đã từng tự hào, con đã sung sướng hét thật to khi biết con tốt nghiệp với loại giỏi. Con hãnh diện trước sự ngưỡng mộ của không ít bạn bè. Bạn bè chúc mừng, thầy cô khen ngợi. Con nghĩ đến ba, những gì tốt đẹp hôm nay con nhận đựơc đều nhờ công lao dạy bảo, sự quan tâm, động viên, nỗi nhọc nhằn của ba mà nên. Con những tưởng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Với tấm bằng loại giỏi trên tay con sẽ không sợ thất nghiệp, con sẽ đi làm phụ ba má. Vậy mà… Con khờ dại quá ba nhỉ? Ba ơi! Con không xin được việc. Có rất nhiều lý do, bằng cấp, kinh nghiệm…
Con khóc oà khi thấy ba giang tay đón con vào mình khi con đáp chuyến xe đò về nhà. Mắt ba rươm rướm nước, bàn tay ba thêm nhăn nheo, chai sạn vì thời gian và vì nhiều nỗi vất vả. Bàn tay thô ráp nhưng ấm áp đập đập vào lưng con vỗ về, an ủi. Con càng khóc to hơn vì năm tháng (hay vì những đứa con như con) làm tóc ba bạc đi hơn nữa đầu, người ba gầy hơn. “Ráng lấy tấm bằng Đại học đi con!” Con lại tiếp tục học. Con học vì con và cả vì ba nữa. Ba đã cho con thêm niềm tin để con tiếp tục một con đường mới…
Con biết đời có nhiều chông chênh. Không như những ước nguyện của con nhưng con tin chắc con sẽ vững bước, con sẽ đủ dũng khí đi hết chặng đường của chính mình vì con biết con chẳng bao giờ lẻ loi. Và bởi ba sẽ luôn bên con, nâng đở tinh thần con tránh những suy nghĩ yếu đuối, nhu mì khi gặp phải đoạn đường chông gai, trắc trở.
Xin cảm ơn ba vì những bài học làm người, vì một đời ba vất vả cho đàn con trưởng thành và vì tình thương vô bờ bến ba dành cho con. Ngàn lời tri ân xin gởi đến ba. Ba của con!
HTLA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét